Những lỗi thi công xây dựng nhà ở thường gặp và cách khắc phục

Xây dựng một ngôi nhà là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự chính xác cao, từ khâu thiết kế đến thi công. Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi thứ cũng diễn ra suôn sẻ. Trong thực tế, nhiều gia chủ phải đối mặt với hàng loạt vấn đề phát sinh trong quá trình thi công. Việc nhận biết và khắc phục kịp thời những lỗi thi công này không chỉ giúp đảm bảo tiến độ công trình mà còn tiết kiệm chi phí sửa chữa về sau.

1. Thi công sai phép

Trước khi muốn xây dựng bất cứ công trình nào, việc đầu tiên đều phải làm đó là xin giấy phép xây dựng sao cho phù hợp với quy hoạch tổng thể của khu vực. Vì vậy, để quá trình xây dựng diễn ra tốt đẹp và sau này hoàn công, quý chủ nhà cần phải làm đơn xin phép xây dựng đúng theo quy hoạch của khu vực để tránh xảy ra những rủi ro sau này như:

  • Chưa có giấy phép xây dựng: Đình chỉ thi công, tháo dỡ toàn bộ công trình
  • Có giấy phép nhưng thi công trái phép: Tháo dỡ phần xây sai, không được hoàn công căn nhà

Vậy nên, cần phải xin giấy phép xây dựng trước khi thi công và thi công xây dựng đúng theo giấy phép

Thi công xây dựng bắt buộc phải có giấy cấp phép

2. Thi công không có bản vẽ thiết kế

Một số chủ đầu tư vì muốn tiết kiệm nên khi xây dựng căn nhà của mình mà không thuê đơn vị thiết kế, mượn một bản vẽ thiết kế tương tự trước đó để thi công hoặc vẽ tay sơ sài để thi công mà chưa hình dung được ngôi nhà của mình sẽ như thế nào, công năng ra sao,… dẫn tới những hệ lụy như: Kết cấu không đảm bảo, công năng chưa phù hợp, không hợp thẩm mỹ.

Cần có bản vẽ thiết kế khi thi công

3. Sập nhà khi thi công

Nguyên nhân

  • Do kích thước móng, dầm, cột thiết kế không phù hợp với ngôi nhà (như xây biệt thự nhưng lại thiết kế móng, dầm, cột để xây nhà 3 tầng)
  • Do cây chống sàn có kích thước nhỏ và chủ nhà nâng chiều dày của sàn lớn hơn so với chiều dày của thiết kế ban đầu
  • Do đặt thép sai vị trí và kết cấu có dạng cong son

Sập nhà khi thi công

Giải pháp

Thuê kỹ sư xây dựng, kỹ sư thiết kế kết cấu bê tông cốt thép theo đúng mục đích xây dựng của chủ đầu tư, tuân thủ đúng với thiết kế

Không tự ý thay đổi quy mô công trình như thay đổi kết cấu bê tông cốt thép, nâng thêm tầng,… khi chưa có sự đồng ý của kỹ sư xây dựng.

Tường nhà bị nứt

Lỗi lứt tường nhà xảy ra trong quá trình thi công, tuy nhiên, phải sau một khoảng thời gian sử dụng thì hiện tượng này mới lộ rõ ra.

4. Nứt tường nhà

Nguyên nhân

  • Với vết nứt nhẹ, có thể do tường khô quá, kỹ thuật của thợ tô trát, xong bị nắng nhiều, không dưỡng hồ đúng hoặc cũng có thể do kỹ thuật tô trát vữa của thợ chưa cao,…
  • Với vết nứt ở mép tiếp giáp giữa các bức tường và cột, nguyên nhân có thể do quá trình thi công, thợ không đặt hoặc đặt không đủ số lượng thép râu neo vào tường.
  • Nếu nứt ở mép tiếp giáp tường thì nguyên nhân có thể do không xử lý hồ dầu và ẩm đúng, đồng thời quá trình xây dựng không tuân theo đúng quy cách dẫn tới khi đông cứng, hồ xây và tường, trát co ngót một phần tạo ra các vết nứt.
  • Nếu là vết nứt ở mép cửa sổ, cửa ra vào thì nguyên nhân có thể do đà lanh, tô cửa không đủ dài, không đủ đoạn neo gối lên hai đầu tường và khi sử dụng đã có lúc cửa bị đóng quá mạnh
  • Đối với những vết nứt nghiêng trên tường, xuất hiện ở bâu cửa, góc tường rồi lan sâu vào giữa mảng tường thì nguyên nhân chính chủ yếu có thể do nhà bị xụt lún quá nhiều.

Nguyên nhân dẫn đến việc bị nứt tường nhà

Giải pháp

  • Với trường hợp nứt chân chim nhẹ và cạn thì có thể đục các vết hồ cũ dọc theo các vết nứt, xử lý kĩ, cấp ẩm đủ cho tường rồi tô lại bằng vữa già, cát mịn và xi măng.
  • Nếu tường bị dộp, cần đục bỏ toàn bộ mảng tường đó để tô lại, lớp hồ tô phải để tối thiểu 7 ngày thì mới được cho xử lý chà, trét sơn nước.
  • Trường hợp nứt mép tiếp giáp tường, cột thì có thể xử lý bằng cách dùng máy cắt tạo rãnh sâu, làm sạch, sẩm và hút phụt vữa sửa chữa (loại đông cứng nhanh bán sẵn) sau đó trát lại bằng vữa thông thường.
  • Với vết nứt ở mép cửa thì có thể xử lý bằng cách phòng ngừa ngay từ khâu thi công bằng cách tăng chiều dài đà lanh tô trên đầu cửa sổ, cửa ra vào tối thiểu 20cm. Còn nếu đã bị nứt rồi thì phải đục hẳn đà lanh tô ra, thay loại mới dài hơn.

Với những vết nứt nghiêng, muốn sửa phải chống lún bằng nhiều cách khác nhau, cực kỳ tốn kém và khó khăn. Có thể xử lý tạm thời bằng cách đục rộng những vết nứt này ra sau đó “gong” (đinh đỉa) để vá các vết nứt lại. Cách này chỉ có tạc dụng trong một khoảng thời gian vì không xử lý được tận gốc nguyên nhân gây ra nứt tường. Nếu gặp những vết nứt như này, tốt nhất bạn nên tìm 1 đơn vị sửa chữa thi công có kinh nghiệm để xử lý.

Cần chú ý tính toán kĩ từ khâu làm móng, kiểm tra kỹ lưỡng, tỉ mỉ phương án thi công sao cho phù hợp với địa chất khu đất mình xây. Ngoài ra, bạn cũng cần phải chú ý tới việc lựa chọn các loại vật liệu chất lượng tốt.

5. Bề mặt tường bị bong tróc

Nguyên nhân

  • Trộn vữa không đúng tỉ lệ (dùng quá nhiều cát hoặc quá ít xi măng)
  • Sử dụng cát bẩn có nhiều tạp chất (chứa đất sét, sạn, dầu, phèn,…)
  • Trộn vữa không đều
  • Trát tô vữa khi tường gạch quá khô
  • Sử dụng vữa đã trộn quá 2 tiếng đồng hồ

Nguyên nhân dẫn tới tường nhà mới xây bị bong tróc

Giải pháp

Trộn vữa đúng theo tỉ lệ (dùng thùng hoặc xô đong để tỉ lệ chính xác), tỉ lệ 1 xi: 1 cát, vữa tô, trát tỉ lệ 1 xi: 5 cát.

Cấp ẩm đủ cho tường trước khi xây

Không sử dụng vữa trộn quá hai tiếng đồng hồ

Một công trình thiết kế nhà ở muốn có tuổi thọ cao cần 4 yếu tố: thiết kế, thi công, giám sát, bảo trì khi sử dụng phải thực hiện chất lượng cao.

6. Không chú ý tới tải trọng gây nứt bê tông

Nguyên nhân

  • Bê tông có cường độ chịu nén cao (lớn hơn 300kg/cm2) nên dễ xảy ra hiện tượng nứt sàn.
  • Dùng lượng hóa chất đông cứng nhanh, vượt quá quy định cho phép dẫn đến thời gian tháo cốt pha nhanh (thời gian tháo cốp pha càng nhanh thì khả năng nứt sàn càng cao)
  • Đổ bê tông khi nhiệt độ ngoài trời cao
  • Tiến hành bảo dưỡng khi đã đổ bê tông kém
  • Sàn bê tông bị nứt không chỉ gây mất mỹ quan mà còn khiến cho công trình nhà ở bị đổ sập. Đây là lỗi đặc biệt nghiêm trong khi xây nhà

Nứt bê tông khi xây nhà

Giải pháp

Không sử dụng loại bê tông có cường độ chịu nén quá cao trong các công trình tư nhân (chỉ nên sử dụng 200kg/ cm2)

Hạn chế sử dụng hóa chất đông cứng bê tông nhanh

Nên đổ bê tông vào ban đêm, bảo dưỡng ngay khi bê tông mới đông cứng

Thiết kế khe co giãn nhiệt khi cạnh sàn quá dài (trên 40m)

7. Một số lỗi thi công xây dựng khác dẫn tới giảm tuổi thọ công trình

Nguyên nhân

  • Chủ nhà chưa có nhiều kiến thức về thi công, xây dựng
  • Nhà thầu mà gia chủ lựa chọn có kinh nghiệm và kỹ thuật thi công yếu kém
  • Thép gỉ nặng nhưng vẫn tiến hành đổ bê tông
  • Lớp bảo vệ bê tông mỏng, hoặc không có lớp bảo vệ bê tông cốt thép
  • Thiết kế kết cấu công trình không đạt yêu cầu ngay từ đầu
  • Quá trình thi công không có đội ngũ giám sát công trình để đảm bảo chất lượng,….

Thép gỉ nhưng vẫn tiến hành đổ bê tông

Giải pháp

  • Tìm người giám sát thi công, xây dựng mẫu thiết kế nhà ở có kiến thức, kinh nghiệm. Đồng thời, lựa chọn đội ngũ thợ thi công tốt, có kinh nghiệm, uy tín, chất lượng
  • Xử lý chống thấm cho ngôi nhà
  • Thiết kế hệ thống thoát nước phù hợp
  • Sử dụng vật liệu phù hợp với thời tiết Việt Nam,….

Nguồn tham khảo: https://xaydungnhauytin.com/loi-thi-cong-xay-dung-nha-o.html