Thực tế đã có rất nhiều trường hợp bị ngã trong phòng tắm do trượt chân gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng nhất là người già và trẻ nhỏ. Nhằm hạn chế các rủi ro, tai nạn do trơn trượt phòng tắm gây ra, dưới đây sẽ là một vài gợi ý giúp bạn hạn chế được việc trơn trượt phòng tắm, an toàn cho các thành viên trong gia đình bạn.
1. Gạch lát nền chống trơn
Đây có lẽ là giải pháp chống trơn trượt nhà tắm phổ biến và được tiến hành ngay trong quá trình thiết kế, thi công phòng tắm, bởi hiệu quả và tính thẩm mỹ cao.
Gạch lát chống trơn trượt là loại gạch có xương gạch ceramic hoặc granite với độ ma sát bề mặt cao. Bề mặt gạch có thể là men mờ nhám, men bóng, sần hoặc in họa tiết nổi khối. Thị trường hiện có rất nhiều loại gạch ốp lát phòng tắm đa dạng về màu sắc, hoa văn, kiểu dáng cho bạn thỏa sức lựa chọn.
Một số loại gạch chống trơn trượt nhà tắm phổ biến: gạch đất nung (gạch đỏ) không tráng men, gạch nhân tạo granite, gạch men, gạch lát đá tự nhiên. Giá gạch lát bằng chất liệu đá sẽ đắt hơn so với các loại gạch lát nền khác.
2. Thảm chống trơn trượt
Sử dụng thảm chống trơn trượt cho nền nhà tắm là một cách khá phổ biến trên thị trường hiện nay để giúp giảm thiểu tối đa độ trơn trượt trong nhà tắm. Với những ưu điểm vượt trội phải kể đến đó là: độ ma sát cao, khả năng thoát nước vô cùng tốt giúp chống trơn trượt tối đa cho sàn nhà. Các loại thảm chống trơn trượt cho nhà tắm trên thị trường hiện nay có kích thước vô cùng đa dạng phù hợp lắp đặt ở nhiều diện tích sàn khác nhau. Đặc biệt, thảm chống trơn có khả năng thoát nước rất tốt, không hút nước nên có thể tránh được tối đa tình trạng ẩm ướt, gây khó chịu cho người dùng.
Thảm chống trơn trượt được coi là một biện pháp thiết kiệm tối đa chi phí đầu tư, lắp đặt, thay thế bởi thảm có độ bền rất cao, khả năng làm sạch nhanh chóng, tuổi thọ sản phẩm lâu bền. Vì vậy, gia chủ hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm này để đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình.
Không chỉ đáp ứng được nhu cầu sử dụng, các mẫu thảm chống trơn trượt trên thị trường hiện nay khá đa dạng như dạng lưới, kẻ sọc, ghép miếng, … với nhiều màu sắc khác nhau giúp khách hàng có thể thỏa sức lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu cũng như sở thích.
3. Sơn chống trơn trượt
Sơn chống trơn là một loại hóa chất gốc nước, không có màu, ít mùi, được sử dụng phổ biến để chống trơn cho nhà tắm, sàn nhà, bể bơi,… nhằm tạo lớp phủ có khả năng tăng ma sát trên bề mặt khi bị ướt nước. Sản phẩm giúp giảm thiểu nguy cơ trượt ngã, an toàn cho mỗi bước đi.
Dung dịch này có độ bền cao lên tới 5 năm, khả năng chống ăn mòn từ dung môi, hóa chất, an toàn, thân thiện với môi trường. Ngoài ra sơn không làm ảnh hưởng tới độ bóng của sàn nhà.
Trên thị trường có nhiều loại sơn chống trơn trượt như:
4. Băng dán chống trơn trượt chuyên dụng
Băng dán chống trơn trượt nền nhà tắm là sản phẩm được khá nhiều người quan tâm bởi những ưu điểm vượt trội như: độ bền cao (3-5 năm), chịu nước tốt, có thể dán được ở nhiều bề mặt sàn (gạch men, gỗ, nền bê tông, gạch granite…), màu sắc nhã nhặn, chống trơn trượt nhà tắm hiệu quả.
Cách sử dụng miếng dán vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần làm sạch khô bề mặt sàn nhà tắm rồi bóc lớp giấy dán phía sau băng dán và dán trực tiếp xuống nền. Mục đích là để tăng độ bám dính, giúp giảm thiểu nguy cơ trượt ngã cho các thành viên gia đình.
5. Thảm cao su chống trượt nhà tắm
Đây là loại thảm được làm bằng chất liệu cao su, gồm những miếng lót tách rời được ghép lại, có nhiều họa tiết ngộ nghĩnh để tăng sức hấp dẫn cho không gian nhà tắm. Chất liệu cao su có khả năng chống trượt rất tốt, độ bền cao nhờ khả năng chịu nước, bề mặt sản phẩm êm ái, bám dính tốt. Tuy nhiên thảm cao su tạo cảm giác không thông thoáng, dễ ẩm.
Phòng tắm có thiết kế vách ngăn bằng kính, hoặc trang bị nội thất có nhiều góc cạnh mà nền gạch lát không có nhiều ma sát sẽ rất dễ xảy ra tai nạn như va đập, ngã vào vách ngăn kính gây vỡ kính hoặc đập đầu vào thành góc cạnh của các nội thất trong phòng tắm, dẫn đến những thương tích khó lường. Vì vậy việc áp dụng các phương án trên là điều cần nên làm để đảm bảo an toàn các thành viên trong gia đình.
6. Thanh vịn phòng tắm
Nhà tắm và nhà vệ sinh là nơi có mặt sàn ẩm ướt, dễ trơn trượt, té ngã nếu không được lau dọn sạch sẽ thường xuyên. Vì thế trong thi công các công trình phụ này, một trong những giải pháp chống trơn trượt được sử dụng là lắp thanh vịn tay. Thanh vịn nhà phòng thường được dùng trong gia đình có người cao tuổi, đi lại khó khăn.
Thanh vịn tay phòng tắm nên được gắn ở những khoảng tường trống, độ cao từ 1,0 – 1,2 mét tạo thành điểm tựa cho người sử dụng. Những vị trí nên ưu tiên lắp đặt như: trong toilet, bồn rửa mặt, buồng tắm, cạnh vòi hoa sen,… đường dẫn đến các vị trí sử dụng nội thất phòng tắm. Cách lắp đặt tay vịn nhà tắm cũng vô cùng đơn giản và dễ dàng, có thể tự lắp đặt ngay tại nhà hoặc được nhân viên tại showroom tư vấn về kĩ thuật.