Ưu và nhược điểm của nhà vệ sinh âm sàn – Có nên áp dụng?

Nhà vệ sinh âm sàn ngày càng trở nên phổ biến trong các thiết kế hiện đại nhờ vào tính thẩm mỹ và sự tiện lợi mà nó mang lại. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích rõ ràng, kiểu thiết kế này cũng tồn tại một số nhược điểm cần cân nhắc trước khi áp dụng. Vậy nhà vệ sinh âm sàn có thực sự phù hợp với mọi không gian? Hãy cùng tìm hiểu những ưu và nhược điểm của mô hình này để đưa ra quyết định phù hợp nhất!.

1. Ưu điểm thiết kế âm sàn

– Các đường ống cấp thoát nước nằm trong sàn do đó quá trình lắp đặt hệ thống đường ống sẽ nhanh hơn

– Đảm bảo về tính kỹ thuật, thẩm mỹ và phong thủy

– Tính kỹ thuật thi công được đảm bảo, tránh hỏng hóc hay gây ảnh hưởng về mặt kỹ thuật.

– Hạn chế được tình trạng nước chảy ngược ra bên ngoài nhà. Qua đó, tránh gây ra tình trạng ẩm ướt hay nấm mốc vì nước đọng lại trên mặt sàn.

– Việc đặt nền nhà vệ sinh thấp hơn so với các mặt sàn nhà khác trong khu vực được tin rằng sẽ giúp cho tài lộc trong nhà thông suốt. Không khí lưu thông sạch sẽ và thoáng hơn.

2. Nhược điểm:

– Khó chống thấm cho nhà vệ sinh

– Tốn nhiều chi phí cải tạo lại nếu thiết kế sai

– Nếu việc thi công chống thấm không cẩn thận, nó có thể khiến cho trần của tầng dưới bị ẩm mốc gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ cũng như sức khỏe của con người.

3. Tại sao nên nhà vệ sinh không được cao hơn nền nhà?

– Về mặt kỹ thuật nền nhà vệ sinh không được phép cao hơn phòng khách hoặc các phòng khác để tránh cho nước thải trong phòng chảy sang khu vực khác.

– Nền nhà về sinh cao hơn sẽ khiến hung khí tập trung vào căn phòng ấy, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng.

4. Cách khắc phục nhà vệ sinh có nền cao hơn nền nhà

– Cải tạo lại hoàn toàn để đáp ứng được tính thẩm mỹ và phong thủy và đảm bảo chất lượng được sử dụng lâu dài.

– Còn trong trường hợp bạn chưa đủ chi phí để cải tạo lại thì có thể xây gờ cao hơn để tránh nước tràn ra bên ngoài.

Việc thiết kế nhà vệ sinh “âm sàn” đang được khuyến khích vì đáp ứng hoàn hảo được về chất lượng – thẩm mỹ và phong thủy. Tuy nhiên việc thiết kế phải được nghiên cứu trước để tránh những sai xót không mong muốn trong thi công.